Tìm hiểu về các sản phẩm panel điều khiển đóng cắt thiết bị điện từ xa phổ biến hiện nay


Trên cơ sở kết hợp các modul thu phát sóng RF315MHz và modul phát sóng wifi để truyền thông tín hiệu điều khiển từ bộ xử lý trung tâm với thuật toán đã được lập trình sẵn tới các thiết bị điện dân dụng trong ngôi nhà. Trong đó, ý tưởng chính là cải tạo bộ mã hóa cứng của module thu phát sóng RF315MHz thành bộ mã hóa mềm với mỗi kênh điều khiển có thể đảm nhiệm đóng cắt được 256 thiết bị điện



Nếu có vấn đề gặp trục trặc khi sử dụng dịch vụ ? Liên hệ hotline chăm sóc khách hàng 1800.2024 hoặc TƯ VẤN

    Trên cơ sở kết hợp các modul thu phát sóng RF315MHz và modul phát sóng wifi để truyền thông tín hiệu điều khiển từ bộ xử lý trung tâm với thuật toán đã được lập trình sẵn tới các thiết bị điện dân dụng trong ngôi nhà. Trong đó, ý tưởng chính là cải tạo bộ mã hóa cứng của module thu phát sóng RF315MHz thành bộ mã hóa mềm với mỗi kênh điều khiển có thể đảm nhiệm đóng cắt được 256 thiết bị điện. Bên cạnh đó tùy thuộc vào số nút ấn trên mỗi panel điều khiển mà có thể phối hợp tạo ra được panel điều khiển đa thiết bị điện theo yêu cầu của từng công nghệ trong ngôi nhà. Hơn nữa với giải pháp này cho phép chúng ta có thể điều khiển từ xa các thiết bị trong ngôi nhà thông qua nhiều panel khác nhau. Để minh chứng cho tính đúng đắn của giải pháp đề xuất, trong bài báo đã xây dựng module thực nghiệm điều khiển với hai kênh thiết bị riêng rẽ sử dụng hai bộ mã hóa mềm của module RF315.

    Trong thực tế hiện nay, các ngôi nhà thông minh đã và đang dần hiện hữu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đi kèm với đó là các sản phẩm panel điều khiển đóng cắt thiết bị điện từ xa được ứng dụng rất phổ biến. Trong đó, nguyên tắc truyền dữ liệu giữa bộ xử lý trung tâm đến các thiết bị có thể thực hiện thông qua các kênh truyền như: sóng bluetooth, sóng RF, wifi, Zigbee… Mỗi đường truyền tín hiệu điều khiển có tần số, khoảng cách truyền khác nhau… do đó sẽ phù hợp với mỗi bài toán công nghệ cho từng ngôi nhà thông minh cụ thể [1, 2]. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến đường truyền qua sóng RF315MHz hoặc RF433MHz đây là các dải tần số được nhiều nhà sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử trên thế giới sử dụng để chế tạo các bộ thu phát RF. Bởi vậy, có thể cho phép chúng ta sử dụng xen lẫn sản phẩm của các hãng khác nhau cho cùng một ứng dụng. Với các ưu điểm trên thì việc lựa chọn kênh truyền thông này giúp người sử dụng có thể lựa chọn hoặc thay thế thiết bị dễ dàng mỗi khi thiết bị hư hỏng hoặc gặp sự cố và đặc biệt giá thành rẻ [3]. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng các module thu phát RF để điều khiển các thiết bị thì không thể mở rộng được tính năng tiện lợi cho các thành viên trong ngôi nhà mỗi khi sử dụng chúng.

    Vì nếu số lượng thành viên trong nhà lớn thì đồng nghĩa với số lượng các modul phát RF phải tăng lên, do đó sẽ rất tốn kém và không phải lúc nào cũng có thể trang bị được hết cho tất cả các thành viên. Từ những hạn chế đó, nhằm mong muốn tăng khả năng linh hoạt của việc sử dụng thiết bị điện và giảm được số lượng của các modul phát RF, bài báo đã đưa ra giải pháp phối hợp giữa module thu phát RF với module wifi để các thành viên trong nhà có thể điều khiển thiết bị điện thông qua các thiết bị như: smart phone, máy tính, màn hình cảm ứng… đang sử dụng sẵn hằng ngày. Ngoài ra như chúng ta biết mỗi module thu phát RF có bộ mã truyền thông 8 bit, và các bộ mã này được mã hóa cứng trong các panel điều khiển thiết bị hiện nay do nhà sản xuất chế tạo. Chẳng hạn như thiết bị: Module công tắc điều khiển từ xa 1 cổng Oiovo V-86K trên hình 1

    Module Oiovo V-86K là module công tắc điều khiển từ xa, xuyên được tường và một số vật cản, sử dụng sóng RF315MHz, số lượng thiết bị điện được đóng cắt là 01 thiết bị/1 lần ấn nút. Như vậy module này chỉ có thể điều khiển được một thiết bị điện, nếu muốn nhiều người cùng có thể sử dụng thì số module phát sẽ bằng số người sử dụng, đó sẽ là hạn chế của module này. Thực tế trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm có tính năng tương tự, một số dòng sản phẩm trên panel điều khiển có thể có số nút ấn n = 2, 4 hoặc 8, như vậy sẽ nâng được số bộ mã hóa truyền thông của module phát RF, đồng nghĩa với việc điều khiển được nhiều thiết bị hơn (số thiết bị có thể điều khiển sẽ bằng số nút ấn n).

    Nói mỗi module phát gửi tối đa được 256 bộ mã truyền thông. Nếu giả sử trên panel điều khiển có n nút ấn, khi đó số thiết bị có thể điều khiển được sẽ là 256*n. Với sự phối hợp truyền thông qua RF và wifi, kết hợp với giải pháp mã hóa mềm bộ mã của module thu phát RF giúp cho ngôi nhà thông minh có cấu trúc điều khiển đa thiết bị đa dạng thông qua các thiết bị điều khiển như : panel điều khiển, smart phone, máy tính, màn hình cảm ứng… Qua những phân tích ở trên, cho thấy các giải pháp mới được đề xuất trong bài báo để cải tiến panel điều khiển đa thiết bị điện ứng dụng sóng RF và wifi sẽ là xu hướng tất yếu ứng dụng rộng rãi vào ngôi nhà thông minh trong tương lai không chỉ ở các khách sạn, biệt thự mà có thể ứng dụng cả trong các nhà ở dân dụng hiện nay.