Giới Thiệu Về Các Khí Cụ Điện Điều Khiển Và Cấu Tạo Của Công Tắc Tơ


Cấu tạo cơ bản của Công Tắc Tơ ( Contactor ) gồm 5 phần bao gồm Hệ thống mạch vòng dẫn điện , Hệ thống dập hồ quang , Hệ thống các lò xo nhả và lò xo tiếp điểm , Nam châm điện , Vỏ và các chi tiết cách điện khá



Nếu có vấn đề gặp trục trặc khi sử dụng dịch vụ ? Liên hệ hotline chăm sóc khách hàng 1800.2024 hoặc TƯ VẤN

    + Là khí cụ điện đóng cắt thường xuyên mạch động lực (từ xa hoặc tại chỗ; tự động hoặc bằng tay). Công tắc tơ được thiết kế với tần số đóng cắt cao và được điều khiển từ xa bởi các nút ấn on/off

    + Cơ cấu truyền động : nam châm, thủy lực, khí nén, loại có và không có tiếp điểm.

    + AC & DC



     - Phần lớn các Công Tắc Tơ ( CTT ) đang có trên thị trường là các CTT có tiếp điểm → hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, sử dụng lực điện từ của NCĐ để thực hiện thao tác đóng CTT, còn cắt CTT là dựa trên phản lực của lò xo nhả

    - Phần ít còn lại là các CTT điện tử → các van bán dẫn như Tranzitor, Thyristor, Triac, với ưu điểm về tần số thao tác cao, không có hồ quang khi đóng cắt nhưng vì giới hạn về mặt kích cỡ, công suất lắp đặt và khả năng chịu quá tải kém nên CTT loại này chiếm rất ít trên thị trường.

    Một số hình ảnh của contactor






    Cấu tạo cơ bản của Contactor

    + Hệ thống mạch vòng dẫn điện ( Thanh dẫn , Dây dẫn mềm , Đầu nối Hệ thống tiếp điểm , Giá đỡ tiếp điểm , Tiếp điểm động ,Tiếp điểm tĩnh , Cuộn dây dòng điện (nếu có) )

    + Hệ thống dập hồ quang ( Nhiệm vụ : nhanh chóng dập tắt hồ quang sinh ra trong quá trình đóng cắt , ) Có 2 hệ thống dập hồ quang

    Dập hồ quang DC : thường có cuộn thổi từ mắc nối tiếp nhằm kéo dài thân hồ quang và đẩy vào buồng dập (dàn dập hoặc khe zigzag)

    Dập hồ quang AC : thường có dạng 1 pha 2 chỗ ngắt, dập bằng dàn dập hoặc khe zigzag có kết hợp với cuộn thổi từ

    + Hệ thống các lò xo nhả và lò xo tiếp điểm

    + Nam châm điện ( Là bộ phận sinh lực hút điện từ đảm bảo cho hệ thống tiếp điểm thường mở được đóng lại một cách chắc chắn )

    Yêu cầu và lưu ý Đặc tính lực hút cao hơn đặc tính cơ Khi điện áp cuộn hút giảm còn 85%, đặc tính vẫn cao hơn Không thiết kế quá cao → tránh lãng phí + tránh va đập cơ khí

    Kết cấu nam châm điện

    + Kết cấu mạch từ : thép khối hoặc thép lá ghép

    + Cuộn dây

    + Không phát nóng quá mức cho phép ứng với cấp cách điện nếu điện áp đặt vào đạt tới 110% Uđm

    + DC : lực hút ở trạng thái nắp hút lớn không cần thiết → có điện trở giảm dòng mắc nối tiếp với cuộn dây → giảm tiêu hao năng lượng trên cuộn dây

    + AC : khi nắp hở → dòng lớn. Cần chú ý không cấp điện cho cuộn dây nếu nắp bị kẹt

    + Vỏ và các chi tiết cách điện khác