Lựa chọn địa điểm lắp đặt thiết bị tái tạo năng lượng cần yếu tố gì ?


Thông số quan trọng nhất quyết định một địa điểm nào đó có thích hợp cho việc lắp đặt thiết bị phát điện chạy bằng năng lượng gió (WEA) hay không chính là các điều kiện gió. Tiêu chuẩn quan trọng nhất biểu thị điều kiện gió chính là vận tốc gió trung bình ( xem hình 1). Vận tốc gió trung bình sẽ cho biết gió theo phương ngang thổi tại một địa điểm xác định trong khoảng thời gian quan sát tổng cộng (Ví dụ 1 năm) với độ mạnh trung bình như thế nào.



Nếu có vấn đề gặp trục trặc khi sử dụng dịch vụ ? Liên hệ hotline chăm sóc khách hàng 1800.2024 hoặc TƯ VẤN

    Các tiêu chuẩn liên quan:

    1. Điều kiện gió

    2. Khoảng cách tới các công trình dân cư

    3. Kết nối vào mạng lưới hoặc hoạt động riêng biệt

    4. Độ nhấp nhô và sự dịch chuyển

    5. Sơn văn học (Khoa học nghiên cứu về núi)

    6. Các khó khăn cản trở

    7. Sự chuyển động không đều của không khí

    8. Chỗ khuất gió

    9. Tỷ suất tác động (tỷ số giữa năng lượng thực tế mà 1 WEA tạo ra và năng lượng lớn nhất về mặt lý thuyết mà 1 WEA tạo ra)  

     

    1. Điều kiện gió:

    Thông số quan trọng nhất quyết định một địa điểm nào đó có thích hợp cho việc lắp đặt thiết bị phát điện chạy bằng năng lượng gió (WEA) hay không chính là các điều kiện gió. Tiêu chuẩn quan trọng nhất biểu thị điều kiện gió chính là vận tốc gió trung bình ( xem hình 1). Vận tốc gió trung bình sẽ cho biết gió theo phương ngang thổi tại một địa điểm xác định trong khoảng thời gian quan sát tổng cộng (Ví dụ 1 năm) với độ mạnh trung bình như thế nào.

    Vận tốc gió trung bình này sẽ được tính theo công thức sau:

    cong-thuc-van-toc-gio.jpg

    với v - vận tốc gió trung bình (m/s)

           l   - Số lần đo vận tốc gió trong 1 năm

          n  - Chỉ số của mỗi lần đo

    Vận tốc gió trung bình này bị ảnh hưởng bởi các thông số rất khác nhau như độ nhấp nhô, sơn văn học, sự chuyển động không đều của không khí…Sau đây chúng ta sẽ đi lần lượt vào những thông số ảnh hưởng này.

    2. Khoảng cách tới các công trình dân cư:

    Có tổng cộng 3 tác động làm phiền tới con người mà các thiết bị WEA có thể gây ra như sau:

    a) Tác động tới tầm nhìn

    b) Ảnh hưởng về tiếng ồn

    c) Hiệu ứng “Bóng râm chuyển động”

    Tác động về tầm nhìn phụ thuộc vào độ lớn của thiết bị. Tác động về tầm nhìn hoàn toàn phụ thuộc chủ quan vào những người quan sát, liệu họ cảm thấy độ lớn như vậy là hợp lý hay là với độ lớn như vậy thì cảm thấy bị quấy rầy.

    Tác động về tiếng ồn xuất hiện do sự phát ra tiếng ồn trong quá trình quay của các cánh quạt của rotor. Tuy nhiên những tiếng ồn này ở khoảng cách 100 m thì hầu như không thể cảm nhận thấy do bị lẫn với các tiếng ồn nhiễu khác từ môi trường xung quanh như tiếng ồn của cây cối hay các tiếng ồn của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

    Các thiết bị WEA có thể tạo ra hiệu ứng „Bóng râm chuyển động“ phụ thuộc vào hướng gió, tình trạng nắng cũng như tình trạng hoạt động. Ở Đức thời gian kéo dài tối đa cho phép theo luật định của hiệu ứng „Bóng râm chuyển động“ là 30 phút một ngày hoặc 30 giờ một năm.

    3. Kết nối vào mạng lưới hoặc hoạt động riêng biệt:

    Do độ lớn về mặt công suất, những thiết bị WEA loại lớn (công suất lớn hơn 1 MW) sẽ được nối kết vào mạng lưới. Thích hợp phổ biển cho sự kết nối này là các đường dây 10 đến 30 kV. Tuy nhiên cũng cần kiểm tra khả năng tiếp nhận đối với hệ thống đường dây có sẵn như thế nào.

    Nếu giá trị này bị vượt qua thì cần thiết phải nâng công suất của hệ thống đường dây.

    Hoạt động riêng biệt (Năng lượng điện tạo ra bởi các thiết bị WEA sẽ không được nối kết vào mạng lưới có sẵn hay mạng lưới sẽ được xây dựng) thường xuất hiện ở những thiết bị WEA cỡ nhỏ khi có những nhu cầu về năng lượng không đổi hoặc có thể đạt được những thiết bị lưu trữ năng lượng (Ví dụ giống như hệ thống trữ nước trên đảo, xem hình 2).

    4. Độ nhấp nhô và sự dịch chuyển

    Độ nhấp nhô của bề mặt đất càng lớn thì gió càng bị cản lại mạnh. Điều này xuất hiện rất rõ nét trong đối với những khu vực có công trình xây dựng lớn hay những khu rừng. Ngược lại  đối với những bề mặt nước phẳng rộng lớn (ví dụ như mặt biển) thì gió hầu như không bị cản trở. Để có thể mô phỏng được vận tốc gió trung bình thì độ nhấp nhơ bề mặt đất được chia thành các cấp